7P trong Marketing chính là đòn bẩy phát triển Doanh nghiệp, nhất là giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Mời các bạn cùng Đời Sống News – Tin tức Đời sống Kinh doanh tìm hiểu qua bài viết sau.
Mô hình 7P là gì?
7P Marketing được hiểu đơn giản là một mô hình chiến lược marketing gồm nhiều yếu tố khác nhau. Đây là một công cụ hữu ích giúp đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh chóng. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp và được các Agency sử dụng nhiều.
Được kết hợp giữa mô hình truyền thống và những yếu tố mới hiện đại, 7P nhanh chóng thể hiện được vai trò của mình. Các doanh nghiệp có thể tạo sự uy tín cho thương hiệu của mình, tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng. Đồng thời, xây dựng chiến lược cạnh tranh khẳng định vị thế trên thị trường.
Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng hiệu quả và chính xác 7P là gì? Đó chính là doanh nghiệp sẽ tồn tại lâu dài và phát triển bền vững trong thị trường đầy khốc liệt. Doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thích ứng và thay đổi phù hợp với môi trường bên ngoài.
Hơn nữa, 7P marketing còn giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng phù hợp. Thông qua hoạt động tìm kiếm của người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ đưa ra những sản phẩm mới. Hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Mô hình 7P trong Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương hiệu. (Ảnh: Công ty Cổ phần Viên Sơn).
Mô hình marketing 7P gồm những yếu tố nào?
1. Product: Dịch vụ, sản phẩm kinh doanh
Đây là một yếu tố được xếp đầu tiên bởi nó quyết định trực tiếp đến sự lựa chọn của khách hàng. Không ai sẽ lựa chọn sản phẩm mà mình không cần hoặc không đáp ứng nhu cầu về tính năng.
Do vậy, các đơn vị cần tìm hiểu những điều khách hàng muốn về sản phẩm. Sau đó hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu này, tăng doanh thu.
2. Price: Giá của sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp
Để có thể cạnh tranh với đối thủ hiệu quả, tăng doanh thu cho đơn vị, định giá phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Vậy vai trò của Price trong mô hình 7P là gì?
Nó là yếu tố duy nhất tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, đôi lúc bạn không cần đặt mức giá rẻ để thu hút khách hàng.
Nhưng cần cân bằng để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và đủ sức để cạnh tranh với những đối thủ khác. Bạn có thể dựa trên phân khúc giá thị trường, chi phí sản xuất để đặt giá cho sản phẩm, dịch vụ.
3. Place: Địa điểm phân phối trong mô hình 7P
Một yếu tố quan trọng không kém trong 7P chính là nơi trưng bày, giới thiệu và trao đổi mua bán sản phẩm. Sản phẩm cần được có sẵn tại nơi phân phối phù hợp để mang lại doanh thu tốt nhất.
4. Promotion: Xúc tiến thương mại/quảng bá sản phẩm đến khách hàng
Để khách hàng có thể biết đến sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Bạn cần thực hiện việc quảng bá thông qua các kênh truyền thông, xây dựng thương hiệu, chiến lược khuyến mãi…
Mọi thông điệp phải nhất quán, tạo sự thu hút để khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn.
5. People: Yếu tố con người
Một doanh nghiệp nên đảm bảo “Chăm sóc khách hàng” tốt nhất. Thái độ của tất cả mọi người trong doanh nghiệp sẽ quyết định trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng.
Đây chính là yếu tố tác động trực tiếp đến thương hiệu của doanh nghiệp về sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Do vậy, mọi nhân viên cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
6. Process: Quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ
Quy trình làm việc nhanh gọn, thời gian nhanh chóng và đúng với thỏa thuận luôn được đánh giá cao.
Sự trải nghiệm về dịch vụ, quá trình chờ đợi mua sản phẩm, sự giúp đỡ của nhân viên và thái độ tư vấn. Tất cả đều sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về doanh nghiệp.
7. Physical evidence: Quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ
Physical evidence trong mô hình 7P là gì? Là hoạt động tương tác của khách hàng với doanh nghiệp về sản phẩm, dịch vụ mà họ trải nghiệm. Bạn hãy luôn đảm bảo quy trình này nhất được đồng bộ và chịu sự quản lý chặt chẽ.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ về mô hình marketing 7P là gì. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng chiến lược kinh doanh, cạnh tranh và phát triển hiệu quả.
Nguồn: https://doisongnews.com/7p-trong-marketing-don-bay-phat-trien-doanh-nghiep/